Việt Nam là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/ năm. Bên cạnh đó, thu nhập của người Việt đang có những cải thiện rất tích cực. Đây là lý do để Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Mặc dù nhu cầu đang được đánh giá cao tuy nhiên để kinh doanh thành công, bạn cần “bỏ túi” những kinh nghiệm mở đại lý sữa với số vốn 50 triệu sau đây để công việc buôn bán phát triển thuận lợi nhất.



Nghĩ đến sữa là người ta nghĩ đến là một mặt hàng đắt tiền. Vì thế nhiều người e ngại kinh doanh sữa vì nghĩ rằng sẽ cần rất nhiều vốn.

Rất nhiều anh/chị đã gọi điện đến để tư vấn, hỗ trợ mở cửa hàng sữa và hỏi mình rằng “Với số vốn chỉ 50 triệu, liệu mình có mở được cửa hàng bán sữa hay không?”. Chắc hẳn trong đầu bạn đang nghĩ: Không biết từng này tiền thì nhập được bao nhiêu lon sữa? Từng này tiền thì bao giờ mới có lợi nhuận? Từng này tiền đầu tư vào thì bao lâu thu hồi vốn và lãi suất ra sao?
 
Trước khi giải đáp câu hỏi này, mình sẽ nói qua một chút về cách thức để bạn dự tính vốn để kinh doanh sữa nhé! Lưu ý là toàn bộ bài viết được viết trên quan điểm của cá nhân mình, kinh nghiệm của mình và vấn đề này mình đang đặt trong trường hợp bạn mở 1 cửa hàng chuyên sữa và bỉm tại các tỉnh thôi, còn ở Hà Nội và một số thành phố dân cư đông đúc và có mức sống cao hơn thì mình tạm thời chưa đề cập nhé. Rất mong nhận đựơc phản hồi của các bạn để mình hoàn thiện nội dung hơn nhằm giúp các bạn mới khởi nghiệp đúc rút được những kinh nghiệm thiết thực nhất.
Các yếu tố quyết định đến số vốn cho cửa hàng như sau:

(1) Chi phí cho cơ sở vật chất cơ bản của cửa hàng: Nó bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua và lắp quầy, kệ, bảng biển, các vật dụng cơ bản khác như máy bắn giá, giấy tờ, bút mực, máy tính tay.
(2) Chi phí cho trang thiết bị công nghệ khác: gồm camera, máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm bán hàng, điều hoà, bảo ôn (tủ lạnh).
(3) Vốn lấy hàng trưng bày và bán hàng  trong khoảng 1 tuần
(4) Vốn lưu động để đặt hàng hoặc mở rộng mặt hàng
(5) Chi phí nhân viên bán hàng
(6) Chi phí cho truyền thông, quảng cáo: bao gồm tờ rơi, băng rôn, thiết lập quan hệ với các khu công sở, bệnh viện, trường học…

 Rõ ràng (3) và (4) là chi phí cơ bản mà bạn quan tâm nhất.
Trước hết bạn nên nhìn nhận lạc quan rằng, VỚI 50 TRIỆU BẠN VẪN CÓ THỂ MỞ CỬA HÀNG SỮA. Bạn có vốn nhiều thì kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, thoải mái hơn, còn vốn ít thì bạn sẽ vất vả hơn mà thôi. Ai cũng đi từ nhỏ đến lớn mà.

Với 50 triệu, bạn xác định là bỏ (2) và (5) (6) vì sẽ chỉ xây dựng được một cửa hàng có quy mô vừa phải. Với quy mô như vậy, bạn không cần đến trang thiết bị như camera, phần mềm bán hàng, nhân viên mà có thể quản lý thủ công và bạn nên lựa chọn “truyền miệng” là phương thức truyền thông chủ đạo cho cửa hàng, vừa không tốn chi phí, vừa hiệu quả nhất.

Với (1), nếu là cửa hàng không phải đi thuê thì thực sự là một lợi thế. Hãy tìm các cơ sở thanh lý kệ siêu thị cũ để mua lại. Bảng biển hiện nay không đắt, in bạt biển trung bình khoảng 25 – 40.000Đ/m2, đắt là ở khung inox (nhôm) để căng bạt, nên nếu gia đình có khung inox thì nên tận dụng. PHẢI có máy bắn giá hoặc cuộn giấy dán giá và máy tính, sổ sách ghi chép đầy đủ, vì hầu như ai mới bắt tay vào kinh doanh cũng có nhiều áp lực, nhiều lo lắng dẫn đến dễ sai sót trong vấn đề tiền nong và giá cả. bạn có thể nhờ 1 người khác bán hàng cùng đề tránh sai sót. Nếu có quầy tính tiền thì hãy đặt quay ra phía người mua hàng, để hạn chế người ngoài đến gần khu vực tính tiền này của bạn. Bạn cố gắng tận dụng những thứ mình sẵn có và đầu tư vào cơ sở vật chất này dưới 10 triệu.

Với (3), hãy dành ra 10 triệu để nhập sữa tươi, sữa chua, khoảng 30 triệu còn lại là nhập hàng sữa bột. Thời điểm này bạn bán sữa tươi là chiến lược tuyệt vời để lôi kéo khách và dẫn dắt khách biết tới cửa hàng. Bạn đừng lo vấn đề nhập hàng sữa bột, đối với sieuthisuabot.vn bên mình luôn cố gắng hỗ trợ hết mức cho khách hàng. Bên mình sẵn sàng sắp mỗi loại 2 lon sữa để đóng hàng về cho bạn, vì chúng tôi hiểu những khó khăn của bạn. Mỗi tuần bạn có thể nhập hàng 1 lần, với đơn hàng khoảng từ 10 triệu trở lên (chắc chắn với bạn rằng mỗi tuần bạn bán ra ít nhất là 10 triệu), cứ như vậy, bạn sẽ hạn chế đến mức tối đa vốn lưu động (4).
Và nếu như doanh thu liên tục tăng, hãy sẵn sàng đầu tư thêm vào cửa hàng.

Trên đây là một mô-típ chung cho các cửa hàng, mỗi cửa hàng sẽ có sự thay đổi linh hoạt về cách sử dụng vốn, nó phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, đặc điểm của thị trường và tâm lý tiêu dùng của mỗi khu vực. Và quan trọng nhất vẫn là ĐAM MÊ của bạn, QUYẾT TÂM của bạn, TINH THẦN THÉP của bạn.

Hotline

Hotline: 0904 212 2000337 032 984

Zalo:0337 032 984